Có nên cho trẻ học Tiếng Anh sớm?

    Có nên cho bé học tiếng Anh sớm? Việc tiếp xúc với tiếng Anh từ sớm mang lại những lợi ích như thế nào cho các em? Độ tuổi nào thích hợp để bé học tiếng Anh? Quý phụ huynh hãy cùng Angle Wings giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây. 

    Có nên cho bé học tiếng Anh sớm?  

    Theo nhiều nghiên cứu đã được khoa học chứng minh, khi cho trẻ học tiếng Anh từ sớm thì sẽ nhận lại được rất nhiều lợi ích, nhất là phát triển khả năng về ngôn ngữ (ngoại ngữ và đặc biệt là tiếng mẹ đẻ). 

    Trong những năm đầu đời từ 0 - 12 tuổi, bộ não của bé phát triển mạnh mẽ với hàng tỷ synapses (liên kết giữa các tế bào thần kinh) được hình thành mỗi giây. Điều này giúp trẻ có khả năng tiếp thu và xử lý thông tin cực kỳ nhanh chóng. 

    Chưa dừng lại ở đó, theo một nghiên cứu của Đại học Washington, trẻ em có khả năng phát triển khả năng nghe và phân biệt âm thanh tốt hơn so với người lớn. Điều này giúp các bé nắm bắt và phát âm các từ tiếng Anh một cách chuẩn xác hơn, đặt nền móng chắc chắn cho khả năng giao tiếp sau này.  

    Những lợi ích khi cho trẻ học tiếng Anh sớm 

    Trẻ phát âm như người bản xứ nếu học tiếng Anh từ sớm 

    Theo nghiên cứu của tiến sĩ Pascual Leone tại Trường Harvard việc cho trẻ học tiếng Anh sớm sẽ tận dụng được khả năng bắt chước cách phát âm, ngữ điệu giống người bản xứ của bé. 

    Ngoài ra, có nghiên cứu chứng minh rằng những trẻ giỏi ngoại ngữ thường có khả giao tiếp tự tin hơn khi đứng trước đám đông so với những em chỉ biết một ngôn ngữ. 

    Do đó, việc học tiếng Anh càng sớm càng giúp bé vừa có nhiều thời gian thực hành luyện phát âm, vừa tự tin trước các tình huống giao tiếp khác. 

    Trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ từ sớm sẽ giúp tăng chỉ số IQ 

    Vào năm 2004, một nghiên cứu được thực hiện và công bố trên tạp chí khoa học uy tín tại Mỹ mang tên “Nature” đã làm rõ rằng việc học tiếng Anh từ khi còn bé có thể ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của bộ não.  

    Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các trẻ em đã học tiếng Anh từ sớm thường có mật độ chất xám (phần của não liên quan đến việc xử lý thông tin) lớn hơn so với những trẻ không học tiếng Anh từ sớm. 

    Bên cạnh đó, trên tờ báo phỏng vấn với New York Times ngày 30/05/2011, tiến sĩ Ellen Bialystok của đại học York Toronto, Canada cũng khẳng định:  

    “Quá trình rèn luyện nhiều ngoại ngữ cùng một lúc ở trẻ em sẽ giúp gia tăng tính linh hoạt của não bộ, từ đó trẻ có khả năng chọn lọc và xử lý thông tin vượt trội hơn những đứa trẻ chỉ biết một ngôn ngữ.” 

    Tạo bước đệm vững chắc cho tương lai của trẻ 

    Khi bố mẹ quyết định giành thời gian và tài nguyên để đưa trẻ vào môi trường tiếp xúc với tiếng Anh từ nhỏ, bố mẹ đang mở ra cơ hội quý báu cho việc học tập và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. 

    Một ví dụ cụ thể là khi trẻ thành thạo tiếng Anh, cửa sổ để nhận học bổng từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới mở ra rộng hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời kỳ toàn cầu hóa ngày nay. Những đứa trẻ có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh thường được ưu tiên hơn trong việc xin học bổng  và học tập ở các trường đại học hàng đầu. 

    Hơn nữa, không chỉ ảnh hưởng đến giáo dục, việc sở hữu kỹ năng tiếng Anh cũng mở ra nhiều cơ hội trong môi trường làm việc. Các vị trí quan trọng trong nhiều công ty, tập đoàn đa quốc gia thường đòi hỏi khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo. Việc học tiếng Anh sớm có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng này, tạo điều kiện thuận lợi cho bé phát triển trong sự nghiệp và cuộc sống. 

    Một tấm gương người thật việc thật đối với việc học tiếng Anh từ sớm đó là chị Khánh Vy, một người dẫn chương trình truyền hình cho đài VTV, một vlogger và người sáng tạo nội dung nổi tiếng dù ở độ tuổi còn rất trẻ. Chị đã học tiếng Anh từ rất sớm, sau đó nhận được rất nhiều học bổng tại nhiều trường đại học danh tiếng. 

    Nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc 

    Một lợi ích khác của việc bé học tiếng Anh càng sớm đó là bên cạnh việc phát triển IQ, theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Chicago, bé có thể hình thành khả năng thấu hiểu, đồng cảm và chấp nhận sự khác biệt của người khác.  

    Theo đó, nếu tiếng mẹ đẻ là điều kiện cần để bé phát triển hệ thống ngôn ngữ nhưng chưa đủ để bé giao tiếp hiệu quả. Thì ngôn ngữ thứ hai sẽ giúp bé phát triển tư duy, nâng cao khả năng thu nhận quan điểm, thúc đẩy việc giao tiếp hiệu quả. 

    Học tiếng Anh sớm giúp trẻ có nhiều thời gian tiếp xúc với ngôn ngữ này 

    Khi bố mẹ cho trẻ học tiếng Anh từ sớm từ những năm 3 - 6 tuổi là bé có thể có nhiều thời gian hơn so với các em học tiếng Anh trễ. 

    Chẳng hạn, trẻ học tiếng Anh sớm từ năm 3 tuổi, đến lớp 12 là đã tiếp xúc với ngoại ngữ được khoảng 15 năm. Khi được rèn luyện một kỹ năng trong thời gian dài như thế, tiếng Anh sẽ trở thành một thói quen gắn liền với bé. 

    Khi trẻ lớn lên, ngoài tiếng Anh sẽ phải học nhiều kiến thức từ các lĩnh vực khác nhau như Toán học, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, và nhiều môn học khác. Thực tế này đặt ra một thách thức cho việc quản lý thời gian sao cho hợp lý giữa các môn học.  

    Học tiếng Anh sớm giúp trẻ có nhiều thời gian tiếp xúc với ngoại ngữ này 

    Độ tuổi nào thích hợp để bé học tiếng Anh? 

    Độ tuổi vàng để cho bé học tiếng Anh thường được xác định dựa trên nghiên cứu về sự phát triển não bộ và khả năng tiếp thu ngôn ngữ của trẻ. Trong đó, mỗi giai đoạn phát triển sẽ có những ưu điểm riêng trong việc học tiếng Anh của trẻ. Cụ thể như sau:  

    • Giai đoạn 0-3 tuổi: Đây là giai đoạn mà não bộ trẻ phát triển nhanh chóng và tạo ra một lượng lớn các kết nối thần kinh. Trong giai đoạn này, trẻ có khả năng phát hiện và phân biệt âm thanh từ nhiều ngôn ngữ khác nhau.  
    • Giai đoạn 3-7 tuổi: Đây thường được coi là "độ tuổi vàng" để dạy tiếng Anh cho bé từ sớm. Trong giai đoạn này, bé vẫn giữ khả năng tự nhiên trong việc phát âm và tiếp thu ngôn ngữ. 
    • Giai đoạn 7-12 tuổi: Mặc dù trẻ đã bắt đầu mất dần khả năng phát âm tự nhiên như trẻ nhỏ, nhưng trẻ ở độ tuổi này vẫn có khả năng học và tiếp thu ngôn ngữ một cách hiệu quả. Trong giai đoạn này, việc học tiếng Anh có thể trở nên có hệ thống và chính thống hơn với việc tập trung vào ngữ pháp, từ vựng và kỹ năng giao tiếp. 

    Bé học tiếng Anh sớm liệu có bị rối loạn ngôn ngữ? 

    Việc cho bé học tiếng Anh từ sớm không phải là nguyên nhân khiến bé rối loạn ngôn ngữ! 

    Một số trường hợp cho thấy trẻ có vẻ chậm tiến bộ trong cả tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh như không chủ động được ngôn ngữ, hoặc thường nói từ đơn rất tối nghĩa.  

    Điều này đã dẫn đến việc nhiều bậc phụ huynh lo ngại về việc trẻ bị rối loạn ngôn ngữ do tiếp xúc sớm với nhiều ngôn ngữ cùng một lúc. Liệu học tiếng Anh sớm có thực sự gây rối loạn ngôn ngữ cho trẻ? 

    Rối loạn ngôn ngữ thường xuất phát từ tổn thương hoặc suy yếu ở vùng não bộ liên quan đến ngôn ngữ. Không có bằng chứng khoa học nào xác nhận việc học nhiều ngoại ngữ từ sớm là nguyên nhân gây ra rối loạn này. Thậm chí, nhiều nghiên cứu lại khẳng định rằng việc tiếp xúc với ngoại ngữ từ sớm giúp trẻ phát triển trí tuệ. 

    Thực tế, ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đa ngôn ngữ như Singapore hay cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, trẻ em vẫn phát triển bình thường và nhuần nhuyễn trong việc sử dụng nhiều ngoại ngữ cùng lúc. 

    Thế nên, việc học tiếng Anh từ sớm không phải là nguyên nhân chính yếu gây ra rối loạn ngôn ngữ cho trẻ. Cha mẹ nên tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ con em mình trong việc học và tiếp xúc với tiếng Anh để trẻ có thể phát triển toàn diện trong môi trường toàn cầu hiện nay. 

    cskh@awc.edu.vn
    icon 1
    hotline
    0947037678